Chúng Tôi Luôn Cần Bạn Trên Con Đường Đồng Hành Và Phát Triển

(0)

Mở cửa: 07:00 - 22:00

Hotline: 0932051168

Chúng Tôi Luôn Cần Bạn Trên Con Đường Đồng Hành Và Phát Triển
Ngày đăng: 06/06/2022 04:31 PM

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được quyền sử dụng thương hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó để kinh doanh. Ngày nay thì nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.

 

nhuongquyenkinhdoanh

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động

 

Hơn nữa khi nhượng quyền, nhất là các thương hiệu lớn ở nước ngoài thì hình thức này sẽ đem lại lợi ích win - win cho các chủ nhượng quyền và các doanh nghiệp nhận nhượng quyền. Tiếng tăm của các chủ nhượng quyền đem lại khách hàng cho bên nhận quyền và đồng thời các bên nhận nhượng quyền cũng sẽ giúp bên cung cấp nhượng quyền tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các thị trường khác nhau dễ dàng hơn.

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động, nhất là lĩnh vực bán lẻ và ăn uống. Dự báo thì con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Việc này có đơn giản như bạn nghĩ không? Hãy cùng Trảng Bàng Xưa Và Nay tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

 

Những Ưu – Nhược Điểm Của Nhượng Quyền Thương Hiệu 

Hiện nay tại Việt Nam phổ biến nhất vẫn là nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, vậy hình thức này có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

  • Giảm thiểu rủi ro thương hiệu
  • Chất lượng được đảm bảo
  • Hệ thống hóa quy trình
  • Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền
  • Được đào tạo bài bản

Nhược điểm

  • Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu
  • Rủi ro kinh doanh chuỗi
  • Cạnh tranh trong chuỗi
  • Thiếu sự sáng tạo

 

Phân Loại Nhượng Quyền Thương Hiệu

nhuongquyenkinhdoanh

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động

 

Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 hình thức cơ bản và được áp dụng phổ biến như sau:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: Bên nhượng quyền chuyển nhượng đầy đủ cho bên nhận quyền đầy đủ chiến lược, quy trình vận hàng, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo… cũng như bí quyết công nghệ sản xuất kinh doanh.
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: Là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: Bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.

 

Cần chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu?

- Vốn: Khi làm bất cứ việc gì thì vấn đề đầu tiên cũng đều là cần tiền, chi phí nhượng quyền thương hiệu là không hề rẻ và chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, nên các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng, nhất là trong thời gian đầu để tránh được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

- Nghiên cứu thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu thích hợp: Trước khi làm bên nhận nhượng quyền, các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến còn đủ “hot” hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.

- Địa điểm: Dù thương hiệu bạn nhận có lớn đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức xem như không, thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền mà cũng là hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

 

nhuongquyenkinhdoanh

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động

 

Các Yếu Tố Để Đánh Giá Lựa Chọn Thương Hiệu Nhượng Quyền

- Tài chính: Để nhượng quyền thương hiệu quán ăn thì chúng ta cần bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, việc bạn cần làm là xem lại khả năng tài chính của mình để đưa ra lựa chọn thương hiệu nào cho phù hợp.

- Hiệu quả kinh doanh: Tiếp theo là cần xem xét các thông tin cần thiết để biết được thương hiệu bạn sắp đầu tư kinh doanh thực tế như thế nào. Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận ra sao. 

- Văn hóa: Đây là yếu tố cần bạn lưu tâm nhất khi có ý định nhượng quyền từ những thương hiệu nước ngoài. Bạn cần xem xét giá trị văn hóa thương hiệu đó có phù hợp? Hoặc có thể thương lượng để thay đổi để thích ứng với văn hóa bạn sắp kinh doanh hay không.

 

Chi Phí Nhượng Quyền Thương Hiệu 

Bạn nghĩ rằng nhượng quyền thương hiệu quán ăn là thanh toán các chi phí cho bên nhượng quyền. Sau đó có thể toàn quyền sở hữu tất cả nhà hàng, thương hiệu, chiến lược kinh doanh, marketing,…. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tuân thủ theo quy tắc của bên nhượng quyền. Bằng cách báo cáo công việc và thực hiện công việc theo chỉ dẫn của doanh nghiệp nhượng quyền. 

Vậy nên thực chất bạn không làm chủ hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền. Mà chỉ sở hữu cơ sở kinh doanh do bạn đầu tư mà thôi. Kinh doanh theo kiểu nhượng quyền này bạn sẽ cần nhiều đầu tư cho chi phí nhượng quyền. Chi phí này nằm ở cơ sở vật chất, chi phí bản quyền, chiết khấu phần trăm doanh thu và các khoản chi phí khác. Con số này thực sự là không hề nhỏ. 

 

nhuongquyenkinhdoanh

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động

 

Cần Xem Xét Kỹ Các Điều Khoản Trong Hợp Đồng Nhượng Quyền Kinh Doanh

Điều khoản trong hợp đồng kinh doanh chính là những bước cơ bản nhất về quyền lợi đôi bên. Chính vì thế, tất cả chúng ta cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này. Đàm phán và chấp nhận khi những điều khoản đó hợp lý và không ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi đôi bên.

Việc đàm phán nên dựa trên những yếu tố như tài chính, quyền lợi và sự minh bạch. Đây đều là những vấn đề pháp lý mà bạn cần quan tâm nhiều nhất. Đàm phán như thế sẽ giúp bạn thu về nhiều kết quả tích cực hơn.

Thông thường doanh nghiệp nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, marketing. Còn bên nhận quyền phải đầu tư tất cả chi phí cơ sở hạ tầng và nhân lực 

 

nhuongquyenkinhdoanh

Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động



Qua những phân tích từ bài viết, Trảng Bàng Xưa Và Nay mong rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về hình thức kinh doanh nhượng quyền và tìm được cho mình định hướng đúng đắn trong tương lai. Chúng tôi rất hi vọng sắp tới sẽ được cộng tác và đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển, đôi bên cùng có lợi. Để tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình và phương thức nhượng quyền từ Trảng Bàng Xưa Và Nay, bạn có thể gửi thông tin về cho chúng tôi qua email: info@trangbangxuavanay.com hoặc truy cập vào đường link dưới đây và làm theo hướng dẫn: https://xuavanayfnb.com/nhuong-quyen.

 

0
Chỉ đường
Zalo
Hotline 0932051168
Đặt bàn